Thực hiện Công văn số 448/KTHT-NNNT ngày 24/5/2023
của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển kinh tế nông thôn về việc thông báo Hội
thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2023 và Công văn số 2347/VP-KT ngày
19/5/2023 của Văn phòng UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Quyết định số
1826/QĐ- BNN-KTHT ngày 11/5/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Sở Công Thương
Bình Thuận xin thông tin về Hội thi như sau:
1.
Mục đích
- Hội thi nhằm tôn vinh, khơi dậy và khuyến khích
các tác giả phát huy ý tưởng sáng tạo nhằm tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ
mới, vừa có tính kỹ thuật, mỹ thuật, ứng dụng cao và đáp ứng được các tiêu chí
về phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập quốc tế;
- Tạo môi trường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm,
kiến thức về sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ; Thông qua Hội
thi nhằm góp phần vào giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của các nghề
truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống;
- Kết nối giữa các doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ
sản phẩm thủ công mỹ nghệ với các làng nghề, làng nghề truyền thống để thúc đẩy
tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm và cải thiện thu nhập cho người lao động;
- Tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá các làng
nghề, phố nghề truyền thống trên cả nước, góp phần vào công tác bảo tồn và phát
triển làng nghề;
- Những tác giả đạt giải Hội thi sẽ là một trong
những điều kiện để đề xuất công nhận nghệ nhân các cấp.
2.
Phạm vị, đối tượng dự thi
- Phạm vi: Trên phạm vi cả nước.
- Đối
tượng dự thi: Tất cả các tổ chức, cá nhân không phân biệt nghề nghiệp, tuổi
tác, giới tính; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có khả năng sáng tác, sản xuất
sản phẩm thủ công mỹ nghệ phù hợp quy chế (trừ các thành viên trong Ban tổ chức
và Hội đồng giám khảo)
3.
Nội dung, hình thức dự thi
a) Sản phẩm dự thi
Sản
phẩm thủ công mỹ nghệ thuộc 5 nhóm đáp ứng được tiêu chí theo Quy chế Hội thi
được ban hành, gồm:
-
Nhóm gốm sứ và thủy tinh;
-
Nhóm dệt và thêu;
-
Nhóm mây, tre, lá;
-
Nhóm sơn mài, khảm trai; gỗ mỹ nghệ;
-
Nhóm khác (sừng, trai ốc, chạm khắc đá kim khí; hoa, tranh,…)
b) Yêu cầu sản phẩm dự thi
- Sản
phẩm mới (thời gian hoàn thành không quá 12 tháng tính đến ngày đăng ký dự
thi), do chính tác giả hoặc nhóm tác giả sáng tác và tạo mẫu, không phải là sản
phẩm sao chép.
- Sản
phẩm chưa đạt giải tại các hội thi khác (do cấp Bộ hoặc tương đương trở lên tổ
chức) ở trong và ngoài nước.
- Mỗi
tác giả, nhóm tác giả có thể gửi 01 sản phẩm hoặc nhiều sản phẩm, bộ sản phẩm
dự thi.
- Các
tác giả, nhóm tác giả tự chịu trách nhiệm về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến
sản phẩm dự thi. Ban Tổ chức Hội thi không chịu trách nhiệm về những tranh chấp
xảy ra có liên quan đến bản quyền của sản phẩm dự thi. Những sản phẩm vi phạm
bản quyền, sản phẩm không phải do tác giả hoặc nhóm tác giả tạo mẫu sẽ không
được xem xét trao giải hoặc bị thu hồi giải thưởng (trong trường hợp giải
thưởng đã được công bố).
- Đối
với trường hợp sản phẩm dự thi là của nhóm tác giả, hồ sơ dự thi phải kèm theo
văn bản thỏa thuận của tập thể các tác giả ủy quyền cho một tác giả là người
đại diện tham gia dự thi; người đại diện sẽ thay mặt tập thể liên hệ với Ban tổ
chức Hội thi cũng như chịu trách nhiệm những vấn đề liên quan đến sản phẩm dự
thi.
c) Hồ sơ dự thi
- Đơn
đăng ký dự thi;
- Bản
mô tả sản phẩm;
-
Photo CMND hoặc CCCD;
- Sản
phẩm dự thi kèm theo 03 ảnh màu chụp các góc độ của sản phẩm kích cỡ 10x15cm và
01 ảnh màu của tác giả, kích cỡ 4x6cm (ảnh sản phẩm và ảnh tác giả được gửi
bằng file mềm cho BTC).
- Văn
bản thỏa thuận của tập thể các tác giả ủy quyền cho một hoặc nhóm tác giả đứng
ra đại diện dự thi (nếu sản phẩm dự thi thuộc nhiều tác giả).
d) Tiêu chí đánh giá sản phẩm
dự thi
- Sản
phẩm ý tưởng mới, không sao chép.
- Sản
phẩm có tính thẩm mỹ và kỹ năng cao, có công dụng rõ ràng thuận tiện cho người
sử dụng.
- Sản
phẩm mang giá trị tính truyền thống (nguyên liệu, tay nghề, văn hóa…), phù hợp
với cuộc sống hiện nay.
- Sản
phẩm thân thiện với môi trường (từ nguyên liệu, sản xuất, tiêu dùng) và đảm bảo
an toàn cho người sử dụng.
- Có
tiềm năng thị trường cao (có khả năng sản xuất sản phẩm với số lượng lớn; có
khả năng phát triển tác phẩm đối với sản phẩm đơn chiếc).
- Ưu
tiên các sản phẩm nhỏ, gọn, tinh xảo để làm quà tặng, quà biếu và đồ lưu niệm
cho khách du lịch.
đ) Thời gian, địa điểm tổ
chức:
-
Thời gian tiếp nhận sản phẩm: Dự kiến từ ngày 15/9/2023 đến hết ngày 30/9/2023
(Tiếp nhận các ngày trong tuần trừ ngày thứ bảy và chủ nhật).
- Địa
điểm tiếp nhận các sản phẩm:
Trung
tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp – địa chỉ số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy,
Hà Nội. (Liên hệ thường trực: Bà Đào Thị Hoài 0982700802; email:
daohoai1603@gmail.com; Ông Phạm Anh Tú: 0936467216; email: phamanhtu1989@gmail.com).
-
Thời gian chấm thi: Dự kiến vào nửa cuối tháng 10/2023 đến nửa đầu tháng
11/2023
- Địa
điểm chấm thi: Tại Hà Nội
- Tổ
chức trao giải: Dự kiến tại Thành phố Hà Nội, ban tổ chức sẽ thông báo tới các
tổ chức, cá nhân, tác giả, nhóm tác giả có sản phẩm đạt giải.
-
Thời gian trả lại sản phẩm:
Các
sản phẩm tham gia Hội thi và sản phẩm đạt giải nếu không tham gia trưng bày
giới thiệu và bán tại “Trung tâm trưng bày giới thiệu nông sản an toàn và hàng
thủ công mỹ nghệ Việt Nam” thì các tác giả, nhóm tác giải nhận trực tiếp tại địa
điểm 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội ngay sau khi kết thúc Hội thi hoặc
nhờ Ban Tổ chức gửi về địa chỉ của tác giả, nhóm tác giả đăng ký (chi phí đóng
gói, chi phí vận chuyển các tác giả, nhóm tác giả tự chi trả).
4. Cơ cấu giải thưởng
Gồm
01 giải đặc biệt, 05 giải nhất, 10 giải nhì, 15 giải ba, 15 giải khuyến khích.
Các sản phẩm đạt giải được tặng thưởng theo Quy chế Hội thi.
5. Về chính sách hỗ trợ: Các tác giả, nhóm
tác giả có sản phẩm đạt giải của Hội thi tham gia Lễ trao giải tại Hà Nội được
hỗ trợ chi phí ăn nghỉ, đi lại theo quy định.
(Kèm
theo mẫu Đơn đăng ký dự thi, Mẫu mô tả sản phẩm dự thi) Chi tiết liên hệ: Bà
Phan Gia Thị Thu Thảo – Chi cục Phát triển nông thôn, điện thoại: 0983694795.
Chi tiết