Đẩy mạnh phát triển công nghiệp xanh, năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường
Bình Thuận là tỉnh cực Nam Trung Bộ, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với điều kiện thuận lợi là có ngư trường rộng lớn với nguồn nguyên liệu hải đặc sản đa dạng, khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp trồng các loại cây lâu năm, như: cao su, thanh long, điều,… Đồng thời, trên địa bàn tỉnh có điều kiện, tiềm năng để phát triển các nguồn năng lượng, có nguồn tài nguyên quặng sa khoáng titan với trữ lượng lớn, tạo điều kiện cho phát triển ngành công nghiệp của tỉnh.
Trong những năm qua, tuy còn không ít
khó khăn, nhưng ngành công nghiệp của tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá cao, với
giá trị tăng thêm trong giai đoạn 2018-2022 tăng bình quân 14,0%/năm và chiếm tỷ
trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Ngành công nghiệp chế biến
và ngành sản xuất điện hiện là những ngành công nghiệp chính của tỉnh, chiếm
trên 91% tỷ trọng ngành công nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham quan gian hàng
trưng bày tỉnh Bình Thuận tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tại tỉnh Bình Định vào
ngày 05/02/2023.
Nghị Quyết số 09 -NQ/TU ngày 31 tháng
12 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (khóa XIV) về phát triển
công nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, gắn với thực hiện xuyên suốt
mục tiêu phát triển Bình Thuận thành tỉnh phát triển xanh, phát triển nhanh và
bền vững, đặt ra mục tiêu chung để triển khai thực hiện như sau: (1) Phát triển
công nghiệp trở thành trụ cột kinh tế, tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh; (2) Tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp công nghệ
cao, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp năng lượng; đẩy mạnh ứng dụng
khoa học – công nghệ, chuyển đổi số để nâng cao năng suất, giá trị gia tăng các
sản phẩm công nghiệp; giảm tỷ trọng công nghiệp khai khoáng và những ngành sử dụng
nhiều lao động.
Nhà máy điện gió Thái Hòa tại xã tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc
Bình, tỉnh Bình Thuận
Để thực hiện mục tiêu trên, ngành
Công Thương tỉnh Bình Thuận sẽ tập trung vào một số lĩnh vực, cụ thể:
Tập trung ưu tiên hỗ trợ thúc đẩy
phát triển ngành công nghiệp năng lượng trở thành ngành kinh tế chủ lực, tạo động
lực cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh, ưu tiên điện gió ngoài khơi, điện khí hóa
lỏng LNG. Kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành năng lượng.
Đẩy mạnh thu hút, kêu gọi đầu tư tạo
đột phá trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với các sản
phẩm lợi thế của tỉnh như: thủy sản, nước mắm, thanh long, cao su,... với quy
mô phù hợp, công nghệ hiện đại, tạo giá trị gia tăng cao.
Thu hút các dự án sản xuất các thiết
bị điện, linh kiện điện tử, công nghiệp phụ trợ ngành năng lượng tái tạo, lắp
ráp máy móc, ô tô, xe máy...; phát triển hợp lý một số ngành công nghiệp thâm dụng
lao động (công nghiệp may, da giầy) để giải quyết việc làm trong giai đoạn đầu
và giảm dần tỷ trọng các ngành công nghiệp này vào giai đoạn sau năm 2030.
Phát triển công nghiệp khai khoáng
trên cơ sở khai thác, chế biến sâu khoáng sản (hạn chế xuất thô) có giá trị
cao; khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản của địa phương gắn với
việc phát triển bền vững.
Thực hiện Nghị quyết số 23 -NQ/TW
ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách
phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, góp phần
thực hiện mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nhiệm vụ
phát triển công nghiệp là nhiệm vụ quan trọng, là một trong ba trụ cột để phát
triển kinh tế xã hội đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
Bình Thuận lần thứ XIV nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị Quyết số 09 -NQ/TU ngày 31
tháng 12 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (khóa XIV); trong
đó, tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất và phân phối điện và
công nghiệp chế biến, chế tạo là 02 ngành chủ lực trong phát triển công nghiệp
của tỉnh Bình Thuận. Do đó, trong thời gian tới, cần tập trung triển khai đồng
bộ các nhiệm vụ và giải pháp phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế
biến, chế tạo để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao giá trị gia tăng, góp phần đẩy nhanh tốc
độ tăng trưởng GRDP ngành công nghiệp; đến năm 2025, giá trị sản xuất ngành
công nghiệp chế biến đạt 21.982,5 tỷ đồng, chiếm 37,5% giá trị sản xuất toàn
ngành công nghiệp, ngành sản xuất và phân phối điện chiếm tỷ trọng 60 - 65%
trong cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh./.