Ngành Công Thương Bình Thuận nỗ lực triển khai các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh
Thực hiện Chỉ thị của Tỉnh uỷ, Kế hoạch
hành động của Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số
19/NQ-CP (từ năm 2014-2018), Nghị quyết số 02/NQ-CP (từ năm 2019-2022) và Nghị
quyết số 01/NQ-CP (năm 2023) của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh
quốc gia và của tỉnh; hàng năm Sở Công Thương Bình Thuận đã ban hành các Kế hoạch
của ngành triển khai thực hiện.
Thời gian qua, trong điều kiện còn
nhiều khó khăn, nhưng với nỗ lực thực hiện nhiệm vụ, nhiều giải pháp cải thiện
môi trường kinh doanh của ngành đã được thúc đẩy mạnh mẽ như dịch vụ công trực
tuyến, thương mại điện tử, giao thương trực tuyến... Cộng đồng doanh nghiệp của
ngành đã ghi nhận những kết quả, tiến bộ tích cực trong thực hiện Nghị quyết
này.
Thứ nhất, minh chứng rõ nét nhất cho
kết quả PCI là các chỉ tiêu ngành Công Thương Bình Thuận qua các năm đều đạt và
vượt mức tăng trưởng so với cùng kỳ như: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp; tốc
độ tăng giá trị xuất khẩu; tổng mức bán lẻ hàng hóa; giá cả thị trường ổn định,
hàng hóa lưu thông thông suốt. Đây là kết quả của sự chỉ đạo tập trung, quyết
liệt của cấp ủy đảng, chính quyền và sự nỗ lực của đội ngũ công chức, viên chức
và cộng đồng doanh nghiệp ngành Công Thương Bình Thuận.
Tại
điểm cầu Bình Thuận, được sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Công Thương
Bình Thuận đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến khối Công Thương địa phương tháo gỡ
khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước và trong sản xuất kinh
doanh, xuất nhập khẩu.
Thứ hai, ngành Công Thương Bình Thuận
đã tạo điều kiện môi trường cạnh tranh bình đẳng cho doanh nghiệp hoạt động sản
xuất kinh doanh, giải quyết các thủ tục hành chính rút ngắn thời gian nhanh nhất
theo quy định; đồng hành với nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện, kịp
thời tham mưu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đề ra các giải pháp đẩy nhanh tiến độ
thi công, thực hiện các công trình, dự án lớn của ngành. Kết quả nửa nhiệm kỳ
thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 -
2025 và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng,
ngành Công Thương Bình Thuận đã thu hút 34 dự án với tổng vốn đầu tư toàn ngành
đạt khoảng 28.572,47 tỷ đồng.
Đầu tư phục vụ phát triển các Cụm công nghiệp Nam Hà (Đức
Linh).
Thứ ba, tập trung chỉ đạo triển khai
thực hiện chuyển đổi số theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm
2025, định hướng đến năm 2030” đồng bộ với thực hiện cải cách hành chính, đảm bảo
thiết thực, hiệu quả gắn với các giải pháp tăng mức độ sẵn sàng với nền sản xuất
mới trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong đó, ngành tập trung
thực hiện phát triển thương mại điện tử; giao thương trực tuyến; đưa các sản phẩm
OCOP, sản phẩm lợi thế, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh lên
Sàn thương mại điện tử 3 tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng,…Đồng thời, đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng và triển khai Chương trình chuyển đổi
số giai đoạn 2021 - 2025. Kết quả xếp hạng ứng dụng công nghệ thông tin của
ngành Công Thương Bình Thuận hàng năm đều đạt mức Tốt.
Hàng năm, Sở Công Thương đã xây dựng,
ban hành đầy đủ, kịp thời các kế hoạch về cải cách hành chính, cải thiện môi
trường kinh doanh và triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh
như: thực hiện nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh (PCI); thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao Chỉ số Par Index, Chỉ số
Papi, Chỉ số Sipas năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh; kiểm tra
công tác cải cách hành chính; kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát thủ tục
hành chính và giải quyết thủ tục hành chính; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động
đội ngũ công chức, viên chức ngành Công Thương tích cực tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành; thực hiện chuyển đổi số,
đổi mới quy trình làm việc qua mạng, quy trình cập nhật duyệt, tin, bài đăng
lên Trang thông tin điện tử; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, khuyến
khích khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo.
Đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích,
hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức
độ 4 trên cổng dịch vụ công quốc gia và dịch vụ công của tỉnh được thực hiện
khá tốt, đạt kết quả cao. Hiện nay, Sở Công Thương Bình Thuận có 132 thủ tục
hành chính, đã triển khai cung cấp 59 thủ tục hành chính mức độ 3, mức độ 4
trên dịch vụ công tỉnh (gồm 32 thủ tục hành chính mức độ 3 và 27 thủ tục hành
chính mức độ 4) và 29 thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công Quốc gia và thực
hiện niêm yết công khai danh mục thủ tục hành chính, danh mục các dịch vụ công
trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và danh mục thủ tục hành chính được nộp qua đường
Bưu điện trên Trang thông tin điện tử của Sở và Trung tâm Hành chính công tỉnh./.