Những kết quả nổi bật giữa nhiệm kỳ (2020 - 2025) của ngành Công Thương Bình Thuận
Qua hơn nửa nhiệm kỳ (2020 - 2025), trong điều kiện còn nhiều khó khăn, song Đảng bộ Sở và Sở Công Thương Bình Thuận đã nỗ lực phấn đấu thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đạt nhiều kết quả tích cực, các chỉ tiêu phát triển ngành đều có sự tăng trưởng khá.
Kết
quả đạt được
Trong những năm gần đây, công nghiệp là một trong ba trụ cột
kinh tế của tỉnh Bình Thuận để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) năm 2020 đạt 4,7%, năm 2021 đạt
2,24%, năm 2022 đạt 7,56%, quý I/2023 đạt 9,86%, bình quân hàng năm trong 3 năm
(2021 - 2023) đạt 5,76%/năm; trong đó, GRDP bình quân trong 3 năm (2021 - 2023)
nhóm ngành công nghiệp đạt 6,35%/năm.
Theo số liệu Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận, kể từ năm 2020
thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, giá trị sản xuất
công nghiệp toàn tỉnh ước thực hiện trong nửa đầu nhiệm kỳ đạt 129.441 tỷ đồng.
Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chuyển dịch theo hướng
tích cực phù hợp với chủ trương Nghị quyết số 09 -NQ/TU ngày 31 tháng 12 năm
2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về phát triển công nghiệp đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030 gắn với thực hiện xuyên suốt mục tiêu phát
triển Bình Thuận thành tỉnh phát triển xanh, nhanh và bền vững; trong đó, nhóm
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 65.291 tỷ đồng, tiếp tục khẳng định vị
trí dẫn đầu trong cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh (chiếm 50,44%); nhóm ngành
sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước đạt 54.725 tỷ đồng
(chiếm 42,28%); nhóm ngành công nghiệp khai khoáng đạt 8.587 tỷ đồng (chiếm 6,63%);
nhóm ngành công nghiệp cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước
thải đạt 838 tỷ đồng (chiếm 0,65%).

Sản
xuất giày - Công ty TNHH Quốc tế Right Rich tại KCN Hàm Kiệm II, xã Hàm Kiệm,
huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận
Thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp kết hợp với ứng dụng
khoa học và công nghệ, trong đó đã thực hiện chính sách hỗ trợ, đổi mới công
nghệ, thiết bị đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm lợi thế trên địa
bàn tỉnh. Tập trung phát triển ngành công nghiệp phù hợp điều kiện, lợi thế của
tỉnh, cụ thể: triển khai Quyết định số 16/2017/QĐ-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2017
về quy định chính sách hỗ trợ, đổi mới công nghệ, thiết bị đối với các doanh
nghiệp sản xuất các sản phẩm lợi thế trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Ủy ban nhân
dân tỉnh Bình Thuận đã ban hành Quyết định hỗ trợ lãi suất vay vốn đầu tư đổi mới
công nghệ, thiết bị cho Dự án của Công ty TNHH Hải Nam và Công ty TNHH Chế biến
bột cá Kim Long với tổng kinh phí hỗ trợ là 2.974.028.260 đồng. Đồng thời, Sở
Công Thương Bình Thuận đã đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông
thôn tiêu biểu cấp quốc gia cho 12 sản phẩm, bộ sản phẩm đạt giải sản phẩm công
nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực phía Nam; hỗ trợ các cơ sở công nghiệp
nông thôn tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh để quảng bá, mở rộng
thị trường. Từ năm 2021 đến nay, Sở Công Thương Bình Thuận đã triển khai thực
hiện 17 đề án khuyến công với tổng kinh phí 5,022 tỷ đồng (gồm: 02 đề án chương
trình khuyến công quốc gia với tổng kinh phí hỗ trợ là 1,2 tỷ đồng, 15 đề án khuyến công địa phương với tổng kinh
phí hỗ trợ là 3,822 tỷ đồng). Chương trình khuyến công đã hỗ trợ đầu tư đổi mới
công nghệ, phát triển công nghiệp nông thôn đã tác động tích cực trong lĩnh vực
công nghiệp chế biến các sản phẩm lợi thế của tỉnh.
Thu hút được nhiều dự án đầu tư công nghiệp có quy mô lớn,
từ năm 2020 đến quý I/2023, đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đạt
1.682,77 tỷ đồng; thu hút 20 dự án đầu tư thứ cấp vào các khu, cụm công nghiệp
với tổng vốn đầu tư 12.812,7 tỷ đồng và 0,346 triệu USD. Lũy kế đến nay, các
khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh có 86 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là
15.955,37 tỷ đồng và 231,89 triệu USD; có 27 cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh
thu hút, bố trí hơn 175 dự án đầu tư với tổng diện tích 270,33 ha, chiếm 35,9%
diện tích đất công nghiệp của các cụm, giải quyết việc làm cho khoảng trên
8.250 lao động tại địa phương. Đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động
thêm 10 nhà máy điện năng lượng tái tạo, với tổng công suất khoảng 362,6 MW, tổng
mức đầu tư 13.988 tỷ đồng. Hoàn thành đầu tư 38 công trình lưới điện trung hạ
thế (thực hiện đầu tư nâng cấp 135,63 km đường dây 22 kV, 149,11 km đường dây hạ
thế, 236 trạm biến áp với tổng dung lượng 23.242,5 kVA), tổng vốn đầu tư khoảng
388,53 tỷ đồng và 01 công trình tại đảo Phú Quý với tổng mức đầu tư 30,1 tỷ đồng.
Toàn tỉnh hiện có 47 nhà máy điện đã thi công hoàn thành đưa vào hoạt động phát
điện, tổng công suất 6.521 MW. Ngành công nghiệp năng lượng của tỉnh đã đóng
góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đảm bảo cung cấp
điện cho khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, đảm bảo an ninh năng lượng quốc
gia.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tuy bị ảnh
hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng đã bắt đầu trên đà hồi phục, Tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch vụ (theo giá so sánh) nửa đầu kỳ đạt 238.837 tỷ đồng; trong
đó tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 167.774 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nửa
đầu kỳ đạt 2.215,7 triệu USD. Thị trường hàng hóa, dịch vụ phát triển mạnh; sức
mua, sức bán tăng; đa dạng, phong phú về số lượng, chủng loại hàng hóa, dịch vụ;
giá cả phù hợp, chất lượng và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được
nâng lên rõ nét. Mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng mua
bán được quan tâm đầu tư trải rộng khắp, từ thành thị đến các vùng nông thôn,
miền núi, vùng khó khăn, góp phần tích cực trong việc thực hiện chính sách cung
ứng các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho đồng bào vùng sâu, vùng xa.

Hội
nghị kết nối giao thương mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản và tổ chức gian
hàng trưng bày sản phẩm nông sản, công nghiệp nông thôn, OCOP, sản phẩm đặc
trưng vùng miền tại hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận ngày 26/5/2023
Xác định tầm quan trọng của xúc tiến
thương mại, từ năm 2020 đến nay trong bối cảnh phục hồi và phát triển kinh tế hậu
dịch Covid-19, Sở Công Thương Bình Thuận đã tập trung đẩy mạnh phát huy vai trò
của thị trường nội địa, công tác hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa được
chú trọng quan tâm. Quảng bá sản phẩm OCOP là một trong những hoạt động đóng
vai trò, nhiệm vụ đột phá, thời gian qua, Đảng ủy và Lãnh đạo Sở Công Thương
Bình Thuận đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai và thực hiện nhiều giải pháp
hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã quảng bá thương hiệu, sản phẩm hàng hóa, nắm
bắt nhu cầu thị hiếu khách hàng thông qua việc tổ chức và tham gia các hội chợ,
hội thảo, hội nghị, kết nối giao thương. Qua đó giúp các doanh nghiệp từng bước
cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và phát triển đa dạng sản phẩm. Đến nay,
toàn tỉnh có 70 sản phẩm đạt OCOP; trong đó có 34 sản phẩm đạt 3 sao, 34 sản phẩm
4 sao và 02 sản phẩm có tiềm năng nâng cấp chất lượng đạt chuẩn
5 sao (cấp quốc gia) để tham gia vào thị trường quốc tế; với 46 chủ thể (có 15
chủ thể là hợp tác xã, 01 Tổ hợp tác, 18 Doanh nghiệp, còn lại là cơ sở sản xuất
và hộ kinh doanh). Đã phối hợp với các sở, ngành liên quan hỗ trợ và xây dựng
02 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại thành phố Phan Thiết (341 Võ Văn Kiệt
và 155A Nguyễn Thông), nhằm giới thiệu những sản phẩm chất lượng, đặc sản của tỉnh
đến người dân Phan Thiết và khách du lịch. Ngoài ra, đưa các sản phẩm OCOP vào
các siêu thị Coopmart Phan Thiết, Co.opmart Phan Rí Cửa và Co.opmart La Gi; kết
nối ký hợp đồng tiêu thụ các sản phẩm OCOP thông qua các chương trình Phiên chợ
đưa hàng Việt về nông thôn, kết nối cung - cầu với các tỉnh, thành phố trong cả nước và
đưa các sản phẩm giới thiệu và quảng bá trên web sanphamdiaphuong.com.vn.
Nhiệm
vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới
Nhằm nỗ lực thực hiện thắng lợi các chỉ
tiêu Nghị quyết đề ra, nhất là triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của
Bộ Chính trị (khóa XIII) về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng,
an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045 trong thời gian tới, ngành Công Thương Bình Thuận xác định tập trung 02
nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện có hiệu quả
Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 31/12/2021 của Tỉnh ủy (khóa XIV) về phát triển
công nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đẩy mạnh phát triển công
nghiệp năng lượng bao gồm cả phát triển công suất nguồn và hệ thống lưới điện đồng
bộ, bảo đảm cung cấp điện an toàn, đáp ứng tiêu chí N-1, đưa Bình Thuận trở
thành trung tâm năng lượng lớn của quốc gia, trong đó ưu tiên phát triển điện
khí LNG, năng lượng tái tạo, nhất là điện gió ngoài khơi; nghiên cứu, định hướng
phát triển sản xuất và sử dụng năng lượng hydrogen. Tạo điều kiện đẩy nhanh tiến
độ thi công hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Đẩy mạnh thu hút đầu tư lĩnh vực
công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, các sản phẩm có lợi thế của tỉnh,
chế biến sâu sa khoáng titan.
Thứ hai, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động xúc tiến thương mại, cập nhật thông tin thị trường, sản phẩm; hướng dẫn, hỗ
trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm, kết nối, mở rộng thị trường, tiếp cận các
thông tin liên quan đến xuất, nhập khẩu hàng hóa sang các thị trường nước
ngoài./.