Tình hình Công nghiệp - Thương mại Bình Thuận tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2023
Kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2023 dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức,
song dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, sự chỉ đạo, điều hành của UBND
tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân, tình
hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục chuyển biến tích cực.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới và Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được quan tâm chỉ đạo. Lĩnh
vực công nghiệp, các doanh nghiệp đã nỗ lực khắc phục khó khăn về nguồn
nguyên, vật liệu, thị trường tiêu thụ, tập trung đẩy mạnh sản xuất ngay từ đầu năm.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ tăng 29,78%...
1. Công nghiệp
Hoạt động sản xuất công nghiệp ước tháng 9, quý III và 9 tháng 2023 với
mức tăng trưởng dựa trên động lực chính từ ngành sản xuất và phân phối điện, khí
đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí. Ngành chế biến, chế tạo dần phục
hồi nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong khâu tìm kiếm đơn hàng, nguồn nguyên
liệu sản xuất do tác động của xung đột giữa Nga - Ucraina kéo dài, kinh tế thế giới
phục hồi chậm với chính sách thắt chặt chi tiêu ở nhiều quốc gia làm suy giảm nhu
cần tiêu dùng.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 9 ước tăng 20,96% so với
tháng trước và tăng 26,97% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: ngành công
nghiệp khai khoáng giảm 28,76%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo giảm
4,93%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều
hòa không khí tăng 43,9%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác
thải, nước thải tăng 1,38%. Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng,
hơi nước và điều hòa không khí tăng cao chủ yếu do tháng 9 cùng kỳ nhà máy
nhiệt điện Vĩnh Tân 4 và 4 mở rộng hầu như không phát điện.
Dự ước quý III/2023 chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước giảm
10,54% so với quý trước và tăng 10,63% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: ngành công nghiệp khai khoáng giảm 30,67%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo
giảm 14,88%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và
điều hòa không khí tăng 24,04%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý
rác thải, nước thải tăng 2,28%.
Tính chung 9 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước
tăng 4,08% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: ngành công nghiệp khai khoáng
giảm 10,6%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo giảm 9,56%; ngành sản xuất và
phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 9,63%;
ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,02%.
Mức tăng chung của 9 tháng chủ yếu do sự đóng góp của ngành sản xuất và phân
phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; mức giảm ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo do các đơn hàng xuất khẩu giảm ở các doanh nghiệp
như: Công Ty TNHH Hải Nam (sản phẩm thủy sản), Công Ty TNHH Kim Đô và
Công Ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Xuất Khẩu Khải Hoàn (Các sản phẩm đồ gỗ),
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Quốc Tế Right Rich (sản phẩm giày dép),...

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) tháng 9 ước đạt 3.248,9
tỷ đồng, tăng 10,99% so với tháng trước và tăng 11,46% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 9 tháng năm 2023 ước đạt 29.698,1 tỷ đồng, tăng 3,86% so với cùng kỳ
năm trước, trong đó: công nghiệp khai khoáng đạt 2.114,6 tỷ đồng, giảm 5,31%;
công nghiệp chế biến chế tạo đạt 14.784,9 tỷ đồng, giảm 0,51%; sản xuất và phân
phối điện đạt 12.615,9 tỷ đồng, tăng 11,42%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và
xử lý nước thải, rác thải đạt 182,6 tỷ đồng, tăng 3,31%.
* Một số sản phẩm chủ yếu
Các sản phẩm sản xuất 9 tháng năm 2023 tăng so với cùng kỳ gồm: Nước
mắm tăng 14,17%; nhân hạt điều tăng 9,11%; quần áo may sẵn tăng 1,45%; nước
máy sản xuất tăng 3,500%; điện sản xuất tăng 9,69%; sơ chế mũ cao su tăng
4,23%. Sản phẩm giảm gồm: Cát sỏi các loại giảm 15,03%; đá khai thác giảm
23,50%; muối hạt giảm 28,93%; thủy sản đông lạnh giảm 33,09%; thủy sản khô
giảm 25,12%; nước khoáng (không tính nước khoáng tinh khiết) giảm 7,47%; gạch
các loại giảm 35,11%; đồ gỗ và các sản phẩm gỗ giảm 47,69%; thức ăn gia súc
giảm 29,64%; giày, dép các loại giảm 53,24%.
* Tình hình xu hướng sản xuất kinh doanh ngành chế biến, chế tạo
Qua khảo sát các doanh nghiệp thuộc ngành chế biến chế tạo trong quý
III/2023 cho thấy, có 25% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt
hơn quý trước (quý II/2023 so với quý I/2023: 21,54%); 40,63% đánh giá khó khăn
hơn (quý II/2023 so với quý I/2023: 35,38%) và 34,38% số doanh nghiệp cho rằng
ổn định (quý II/2023 so với quý I/2023: 43,08%).
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có 23,64% chiều hướng tốt lên; 34,55% có
chiều hướng giữ nguyên và 41,82% có chiều hướng khó khăn hơn; doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có 25% doanh nghiệp chiều hướng tốt lên; 37,5%
có chiều hướng giữ nguyên và 37,5% có chiều hướng khó khăn hơn; doanh nghiệp
nhà nước đánh giá 100% tốt lên.
Trong các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp quý III/2023, có 54,69% doanh nghiệp đánh giá do nhu cầu thị trường trong
nước thấp; 32,81% doanh nghiệp cho rằng nhu cầu thị trường quốc tế thấp; 48,44%
doanh nghiệp cho rằng tính cạnh tranh trong nước cao; 43,75% doanh nghiệp cho
rằng thiếu nguyên nhiên vật liệu; 17,19% doanh nghiệp cho rằng không tuyển dụng
được lao động theo yêu; 39,06% doanh nghiệp cho rằng do gặp khó khăn về tài
chính; 37,5% doanh nghiệp cho rằng lãi xuất vay vốn cao; 17,19% doanh nghiệp
cho rằng không tuyển dụng được lao động theo yêu; 12,5% doanh nghiệp cho rằng
thiết bị công nghệ lạc hậu và có 6,25% doanh nghiệp đánh giá lý do chính sách
pháp luật của nhà nước.
Dự kiến tình hình sản xuất kinh doanh quý IV so với quý III năm 2023: có
73,44% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và tốt hơn,
trong đó có 39,06% doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt hơn; 34,38% doanh nghiệp
cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 26,56% dự báo khó khăn hơn.
* Tình hình hoạt động của các khu công nghiệp (KCN)
Trong 9 tháng năm 2023, các KCN thu hút được 06 dự án đầu tư, trong đó có
01 dự án đầu tư nước ngoài và 05 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.319 tỷ đồng và 3,6 triệu USD, diện tích đất thuê là 33,33 ha; cấp điều
chỉnh tăng vốn cho 01 dự án với vốn đầu tư tăng thêm 10 tỷ đồng. Lũy kế đến nay
các KCN thu hút được 86 dự án đầu tư, trong đó có 26 dự án đầu tư nước ngoài với
60 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là 17.209,37 tỷ đồng và
230,46 triệu USD, diện tích đất cho thuê 286,84 ha.
Với tình hình kinh tế thế giới các nước đang thắt chặt chi tiêu, các doanh
nghiệp trong KCN rất nổ lực tìm kiếm đơn hàng để duy trì hoạt động sản xuất.
Doanh thu 9 tháng năm 2023 của các doanh nghiệp KCN ước đạt 6.530 tỷ đồng,
tăng 7,0% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu ước đạt ước đạt 155 triệu USD,
giảm 6,8% so với cùng kỳ; nộp ngân sách ước đạt 105,5 tỷ đồng, tăng 11,7% so
với cùng kỳ.
2. Thương mại, giá cả
Tình hình thương mại của tỉnh trong 9 tháng năm 2023 hoạt động tương đối
ổn định; sức mua của người dân tăng so với cùng kỳ năm trước; hàng hoá dồi dào
luôn đáp ứng nhu cầu người dân, giá bán trên thị trường tương đối ổn định, không
xảy ra biến động khan hiếm thị trường làm tăng giá đột biến. Các nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống tăng
cường phục vụ cho người dân địa phương và du khách, đảm bảo chất lượng an
toàn vệ sinh thực phẩm, niêm yết giá bán, tuân thủ theo quy định của cơ quan quản
lý. Các siêu thị điện máy đưa ra nhiều chương trình giảm giá, bên cạnh đó còn áp
dụng nhiều chương trình hậu mãi, kéo dài thêm thời gian chăm sóc khách hàng.
Các siêu thị Coop mart, Lotte mart; hệ thống các cửa hàng tiện ích thường xuyên
có các chương trình giảm giá nhiều mặt hàng nhằm kích cầu tiêu dùng.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 9 đạt
8.186 tỷ đồng, tăng 2,06% so với tháng trước và tăng 20,95% so với cùng kỳ năm
trước, trong đó dự ước doanh thu bán lẻ hàng hoá đạt 5.100 tỷ đồng, tăng 1,62% so
với tháng trước và tăng 7,92% so với cùng kỳ năm trước (Một số nhóm ngành
hàng chủ yếu: nhóm lương thực, thực phẩm đạt 2.506,5 tỷ đồng, tăng 1,64% so với
tháng trước và tăng 5,37% so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng may mặc đạt
219,6 tỷ đồng, tăng 1,91% so với tháng trước và tăng 12,15% so với cùng kỳ năm
trước; nhóm vật phẩm, văn hoá, giáo dục đạt 57,5 tỷ đồng, tăng 2,88% so với
tháng trước và tăng 9,31% so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng xăng dầu đạt
812,2 tỷ đồng, tăng 1,79% so với tháng trước và tăng 10,64% so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng hoá khác đạt 253,8 tỷ đồng, tăng 1,56% so với tháng trước và
tăng 12,23% so với cùng kỳ năm trước). Doanh thu các ngành dịch vụ ước đạt
3.086 tỷ đồng, tăng 2,78% so với tháng trước và tăng 51,09% so với cùng kỳ năm
trước. Quý III/2023 tình hình bán lẻ hàng hoá đạt 15.088,9 tỷ đồng, tăng 3,71% so
với quý trước và tăng 13,01% so với cùng kỳ năm trước. Luỹ kế 9 tháng tổng mức
bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ ước đạt 68.790,1 tỷ đồng, tăng
29,78% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu bán lẻ hàng hoá ước đạt
43,692,2 tỷ đồng, tăng 17,25%; doanh thu các ngành dịch vụ ước đạt 25.097,9 tỷ
đồng, tăng 59,45%.

3. Xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 9 tháng năm 2023 chưa có dấu hiệu khả quan,
giảm so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng thủy sản và hàng hóa khác do không
có đơn hàng, sản xuất đình trệ nên hoạt động xuất khẩu cầm chừng. Nhóm hàng
nông sản tuy có tăng nhưng do chiếm tỷ trọng không cao trong tổng kim ngạch nên
ít tác động đến sự tăng trưởng chung.
- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng 9 ước đạt 66,11 triệu USD, tăng
7,74% so với tháng trước và tăng 16,40% so với cùng kỳ năm trước, trong đó
nhóm hàng thủy sản ước đạt 17,36 triệu USD, tăng 7,53% so với tháng trước và
giảm 5,35% so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng nông sản ước đạt 1,23 triệu
USD, tăng 6,52% so với tháng trước và tăng 77,49% so với cùng kỳ năm trước;
nhóm hàng hóa khác ước đạt 47,52 triệu USD, tăng 7,86% so với tháng trước và
tăng 25,85% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 552,1
triệu USD, giảm 12,38% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm hàng thủy sản
ước đạt 152,90 triệu USD, giảm 22,18%; nhóm hàng nông sản ước đạt 11,09 triệu
USD, tăng 34,41%; nhóm hàng hóa khác ước đạt 358,11 triệu USD, giảm 8,44%.
+ Xuất khẩu trực tiếp lũy kế 9 tháng ước đạt 514,60 triệu USD, giảm 12,89%
so với cùng kỳ năm trước. Thị trường Châu Á ước đạt 373,35 triệu USD, giảm
1,44% so với cùng kỳ năm trước; thị trường Châu Âu ước đạt 32,74 triệu USD,
giảm 47,40%; thị trường Châu Mỹ ước đạt 101,34 triệu USD, giảm 29,85% so với
cùng kỳ năm trước. Một số nước xuất khẩu chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
kim ngạch của tỉnh như: Nhật Bản (mặt hàng chủ yếu như tôm, cá, thủy sản, dệt
may...), Đài Loan (mặt hàng chủ yếu như bộ quần áo, thủy sản…), Mỹ (mặt hàng
chủ yếu như giày dép, tôm thẻ…), Belizơ (chủ yếu là mặt hàng đế giày các loại),
Trung Quốc (mặt hàng chủ yếu như tôm, giày dép, các loại quặng…), Campuchia
(chủ yếu là mặt hàng nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi).
+ Ủy thác xuất khẩu, lũy kế 9 tháng năm 2023 ước đạt 7,50 triệu USD, tăng
46,02% so với cùng kỳ năm trước.
- Kim ngạch nhập khẩu tháng 9 ước đạt 105,45 triệu USD, giảm 2,48% so với
tháng trước và giảm 22,13% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng kim ngạch
nhập khẩu ước đạt 867,75 triệu USD, giảm 15,99% so với cùng kỳ năm trước. Chủ
yếu là nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu, nguyên liệu dệt may, da giày,
hàng thủy sản... Do hoạt động xuất khẩu cầm chừng nên việc nhập khẩu nguyên
liệu cũng giảm hơn so với cùng kỳ.
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh)