Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Về mục tiêu chung: Chuyển đổi
số đồng bộ, toàn diện, trọng tâm là phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã
hội số; đổi mới căn bản, toàn diện về phương pháp, cách thức hoạt động lãnh
đạo, chỉ đạo của hệ thống chính trị, quản trị nhà nước, doanh nghiệp và phương
thức sống, làm việc của người dân thông qua chuyển đổi số. Phát triển kinh tế
số góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh cao hơn. Phấn đấu đến năm
2030, tỉnh Bình Thuận nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về
chuyển đổi số. Nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công, tiết kiệm
chi phí; công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Để hoàn thành mục
tiêu cụ thể của Kế hoạch, UBND tỉnh đề ra 09 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện:
(1) Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; (2) Hoàn
thiện cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền ban hành của tỉnh phục vụ chuyển đổi
số; (3) Đầu tư phát triển hạ tầng số; (4) Phát triển chính quyền số, nâng cao
hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp; (5) Phát triển kinh tế
số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; (6) Phát triển xã hội số,
nâng cao đời sống của người dân; (7) Các lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số;
(8) Tăng cường quản lý, bảo đảm an toàn, an ninh mạng; (9) Đào tạo, bồi dưỡng,
phát triển nguồn nhân lực.
Đối với ngành công thương cần tập trung một số nhiệm sau:
Một là, về công tác tuyên truyền nâng cao nhận
thức về chuyển đổi số: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt sâu kỹ các
chương trình, chiến lược về chuyển đổi số Quốc gia, Nghị quyết số 10-NQ/TU,
ngày 18/03/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về chuyển đổi số đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch này đến tất cả cán bộ, công chức,
viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý. Phát huy vai trò, trách
nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện chuyển đổi số; nâng cao năng lực
quản lý, phục vụ và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong quá trình
thực hiện chuyển đổi số; tiên phong, gương mẫu sử dụng các nền tảng số trong
hoạt động chỉ đạo, điều hành.
Hai, là đầu tư phát triển hạ tầng số: Phát triển hoàn thiện hạ
tầng mạng nội bộ của các cơ quan, đơn vị đảm bảo sẵn sàng chuyển đổi sang giao
thức mạng thế hệ mới IPv6. Đầu tư, nâng cấp, bổ sung trang thiết bị số phục vụ
xử lý công việc chuyên môn đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số; đầu tư thiết bị hội
nghị truyền hình kết nối với các Bộ, ngành chuyên ngành và kết nối với hệ thống
hội nghị truyền hình của tỉnh, đảm bảo sẵn sàng kết nối, tham gia các cuộc họp,
hội nghị truyền hình khi có yêu cầu.
Ba là, Phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu
lực, hiệu quả hoạt động: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình, kế hoạch, đề
án, dự án về số hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành; trên cơ sở hiện
trạng, nhu cầu quản lý nhà nước của ngành lập dự án xây dựng các cơ sở dữ liệu
thiết yêu, cấp bách; trọng tâm là các cơ sở dữ liệu của các ngành, lĩnh vực ưu
tiên chuyển đổi số được xác định trong Kế hoạch này đảm bảo đạt mục tiêu kế
hoạch đề ra (đến năm 2025: Tỷ lệ dữ liệu số trong từng ngành, lĩnh vực đạt
70%); cơ sở dữ liệu chuyên ngành phải đáp ứng yêu cầu kết nối với cơ sở dữ liệu
chuyên ngành do Bộ, ngành Trung ương triển khai. Chủ động triển khai, sử dụng
các nền tảng số do Bộ, ngành Trung ương triển khai theo ngành dọc
Bốn là, Phát triển
kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Đẩy mạnh phát triển
thương mại điện tử, triển khai hiệu quả Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020
của Thủ tướng Chính phủ và các chương trình, kế hoạch của tỉnh về phát triển
thương mại điện tử giai đoạn 2021 - 2025. Hỗ trợ, tư vấn cơ sở sản xuất kinh
doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp triển khai thương mại điện tử, chuyển đổi số
gắn với các hoạt động khuyến công và xúc tiến thương mại.
Năm là, các lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số
ngành công thương: Xây dựng cơ sở dữ liệu về các khu, cụm công nghiệp, tiềm năng phát
triển công nghiệp, nhất là công nghiệp năng lượng, công nghiệp công nghệ cao,
công nghệ thông minh. Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trong lĩnh vực sản
xuất công nghiệp theo hướng: Đẩy mạnh sử dụng các nền tảng số trong quản trị
sản xuất, kinh doanh và tăng cường ứng dụng công nghệ số trong quản lý, vận
hành và sản xuất thông minh trong các doanh nghiệp, nhà máy, khu sản xuất công nghiệp; khuyến khích
các doanh nghiệp xây dựng nhà máy thông minh, vận hành thông minh, tạo ra các
sản phẩm chất lượng, có giá trị gia tăng cao, xây dựng dịch vụ về dữ liệu.
- Triển khai các nền tảng số nhằm nâng cao năng lực quản lý
và tổ chức hoạt động thương mại điện tử; tạo môi trường thuận lợi để các cơ sở
sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp và người tiêu dùng trải nghiệm giao dịch
mua/bán trên môi trường điện tử. Tập trung phát triển thương mại điện tử gắn kết giữa doanh
nghiệp thương mại điện tử với các cơ sở sản xuất, nhà phân phối để quản lý
chuỗi cung ứng; hỗ trợ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá
các sản phẩm lợi thế của tỉnh lên sàn thương mại điện tử; đưa thương mại điện
tử trở thành một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số nhằm tăng
hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
- Xây dựng sàn thương mại điện tử tỉnh Bình Thuận kết nối với
các sàn thương mại điện tử trong nước; khai thác, sử dụng hiệu quả Nền tảng địa
chỉ số Quốc gia gắn với Bản đồ số phục vụ phát triển thương mại điện tử và
logistics. Hỗ trợ, tư vấn và khuyến khích doanh nghiệp, doanh nhân
khởi nghiệp bằng các mô hình kinh doanh thương mại điện tử; tổ chức các lớp bồi
dưỡng kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã,
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sáu là, Tăng cường quản lý, bảo đảm an toàn, an
ninh mạng
- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và chỉ đạo
thực hiện nghiêm các quy định về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, bảo vệ
bí mật nhà nước và các nội dung đảm bảo an toàn, an ninh mạng do Sở Thông tin
và Truyền thông triển khai. Thực hiện đúng quy định
nội dung về bảo đảm an toàn, an ninh mạng khi xây dựng, triển khai các dự án,
đề án, chương trình, kế hoạch do cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện có liên
quan.
Đính kèm kế hoạch số 1282/KH-UBND, ngày 04/5/2022 của UBND tỉnh Bình Thu
1282cvub-kehoach-NQso10.pdf