Về
tái cơ cấu ngành năng lượng, đề án nêu: Phát triển ngành năng lượng nhanh, bền
vững và đi trước một bước so với phát triển kinh tế - xã hội. Đảm bảo vững chắc
an ninh năng lượng quốc gia.
Tăng
cường hợp tác về phát triển nguồn cung từ bên ngoài và đa dạng hóa phát triển
nguồn cung năng lượng trong nước; xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng đồng bộ,
hiện đại. Khuyến khích kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tham
gia phát triển năng lượng. Phấn đấu đến năm 2030, đảm bảo tổng cung năng lượng
sơ cấp đạt khoảng 175 - 195 triệu tấn dầu quy đổi (TOE), tổng tiêu thụ năng
lượng cuối cùng đạt khoảng 105 - 115 triệu TOE.
Đề
án cho biết sẽ cơ cấu lại các nguồn năng lượng theo hướng phát triển đồng bộ,
hợp lý và đa dạng hóa các loại hình năng lượng. Ưu tiên khai thác, sử dụng hiệu
quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch. Khai thác và
sử dụng tối ưu, tiết kiệm các nguồn năng lượng hóa thạch trong nước, chú trọng
mục tiêu bình ổn, điều tiết và yêu cầu dự trữ năng lượng quốc gia. Đẩy mạnh tìm
kiếm và phát triển các loại năng lượng sạch mới. Đảm bảo tỷ trọng năng lượng
tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 - 20% năm 2030.
Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ
cấp đạt khoảng 15 - 20% năm 2030 (Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet)
Hình
thành hệ thống thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch, đa dạng
hóa hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh, có sự tham gia của các thành
phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân với lộ trình phù hợp. Kiên quyết loại
bỏ bao cấp, độc quyền, cạnh tranh không bình đẳng, thiếu minh bạch trong ngành
năng lượng. Tiến tới áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng.
Hình
thành và phát triển các trung tâm năng lượng, đặc biệt là các trung tâm năng
lượng tái tạo tại các vùng và các địa phương có lợi thế gắn với đảm bảo cân đối
cung - cầu theo vùng, miền. Khuyến khích phát triển các dự án đầu tư hệ thống
tích trữ năng lượng để vận hành tối ưu hệ thống và tích hợp năng lượng tái tạo
nhằm ổn định cung cầu năng lượng, đảm bảo phân phối điện tới các vùng nông
thôn, miền núi, biên giới và hải đảo.
Phát
triển hạ tầng năng lượng đồng bộ, hiện đại, bền vững, đạt trình độ tiên tiến
của khu vực ASEAN. Chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng xuất, nhập khẩu năng lượng
kết nối khu vực và chủ động xây dựng các đối tác chiến lược để thực hiện mục
tiêu nhập khẩu năng lượng trong dài hạn và đầu tư phát triển nguồn năng lượng ở
nước ngoài.
Ưu
tiên phát triển ngành công nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị và công nghệ năng
lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo. Từng bước làm chủ công nghệ hiện đại,
tiến tới tự chủ sản xuất được phần lớn các thiết bị năng lượng, đặc biệt là
công nghệ sản xuất năng lượng tái tạo, công nghệ lưu trữ điện năng, công nghệ
thu giữ và sử dụng hiệu quả carbon.
Đảm
bảo khai thác, phân phối và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Phấn đấu
tiết kiệm năng lượng đạt mức 7% vào năm 2030 so với kịch bản phát triển bình
thường.
Tác giả: Khánh An
Nguồn
tin: tietkiemnangluong.com.vn