Hiệu quả chuyển đổi số ở Công ty Điện lực Bình Thuận
Lượt xem: 49

Thực hiện chủ trương của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Điện lực miền Nam về hiện đại hóa công tác quản trị và sản xuất kinh doanh suốt những năm qua, tập thể lãnh đạo và nhân viên Công ty Điện lực Bình Thuận luôn chú trọng phát huy vai trò lợi ích từ các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trong công tác sản xuất, kinh doanh và điều hành hệ thống điện đem lại nhiều lợi ích thiết thực.

Về công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng, ba hạng mục chuyển đổi mang kết quả thiết thực nhất là chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử mà Công ty triển khai thành công vào cuối năm 2018, chuyển đổi công tơ đo đếm điện từ công tơ cơ khí của khách hàng hộ gia đình sang các loại công tơ điện tử có hỗ trợ đo ghi từ xa với công nghệ tiên tiến, và chuyển đổi hình thức thu tiền điện tại nhà bằng mở rộng các kênh thanh toán điện tử để thuận tiện cho khách hàng thanh toán dù đang ở đâu, bất kỳ thời điểm nào bắt đầu từ năm 2019.

Những chuyển đổi mang ý nghĩa chiến lược đó đã mang lại những lợi ích to lớn cho ngành điện và cho cả khách hàng sử dụng điện. Nhân viên Điện lực không cần phải thực hiện các nghiệp vụ mang tính thủ công. Ngành điện giảm được lượng lớn nhân công cho công tác ghi chỉ số và thu tiền điện. Công ty Điện lực Bình Thuận tái đào tạo lực lượng công nhân đó để đáp ứng những nhu cầu về quản lý vận hành điện ổn định, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và tham gia công tác sửa chữa điện kịp thời đảm bảo quyền lợi của khách hàng trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ điện.

anh tin bai

(Quản lý vận hành lưới điện hiện đại tại phòng Điều độ - Công ty Điện lực Bình Thuận )

Song song đó, chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật, vận hành lưới điện ở Bình Thuận cũng gặt hái được những kết quả khả quan. Công ty Điện lực Bình Thuận là đơn vị quản lý cung cấp dịch vụ điện trải dài trên nhiều địa hình khác nhau bao gồm đồng bằng, vùng núi trung du và huyện đảo. Sự đa dạng của địa hình quản lý cũng đem đến cho đơn vị nhiều thử thách. Bằng ý chí kiên định của ban lãnh đạo, đội ngũ kỹ sư của Công ty đã xây dựng thành công mô hình trạm 110 kV không người trực vận hành, giám sát điều khiển từ xa với hệ thống camera giám sát, truyền hình ảnh về trung tâm điều độ. Hệ thống trạm không người trực cùng với hệ thống tự động hóa giám sát, điều khiển từ xa và thu nhập dữ liệu (SCADA) mang lại những lợi ích to lớn trong quản lý vận hành hệ thống điện, hỗ trợ lãnh đạo đơn vị ra quyết định điều hành cung cấp điện kịp thời, chính xác. Từ đó nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đảm bảo thời gian mất điện thấp hơn, số lượng khách hàng chịu ảnh hưởng bởi sự cố trên hệ thống thấp hơn.

Ngoài ra, huyện đảo Phú Quý, nơi đầu tiên áp dụng mô hình kết hợp hòa lưới và vận hành thành công 3 nguồn điện diesel, điện gió và điện mặt trời. Thêm vào đó đơn vị đã xây dựng kế hoạch lắp đặt thêm pin tích năng để tích trữ năng lượng khi điện gió, điện mặt trời dư và tự động phát công suất mỗi khi các nguồn năng lượng tái tạo dao động hướng đến vận hành nguồn năng lượng sạch thân thiện với môi trường, hạn chế tối đa vận hành máy diesel.

Năm 2020, được sự phê duyệt của Tổng Công ty Điện lực miền Nam, Công ty Điện lực Bình Thuận đã đầu tư triển khai hiệu quả hệ thống quản lý vận hành lưới điện với mô hình thông minh kết hợp hệ thống thông tin địa lý (GIS). Mô hình quản lý vận hành cung cấp điện ở Điện lực Phú Quý có thể xem là mô hình cung cấp điện hiện đại nhất trong toàn hệ thống điện Việt Nam. Những kết quả đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở huyện đảo. Với giải pháp “Hệ thống DCS (Distribution Control System) giải pháp điều khiển tích hợp các nguồn năng lượng không nối lưới Quốc gia” đơn vị đã đạt được giải thưởng “Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc năm 2020” do Hội truyền thông số Việt Nam trao tặng.

 

Nguồn: Công ty Điện lực tỉnh

VP Sở
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập