Quyền và nghĩa vụ của đại lý bán lẻ xăng dầu được quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ) và Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 17/2021/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) .
Điều
21 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ (được sửa đổi,
bổ sung tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ)
quy định quyền và nghĩa vụ của đại lý bán lẻ xăng dầu như sau:
-
Được bán lẻ xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình theo giá bán lẻ do thương
nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định. Được kinh doanh xăng
dầu theo hình thức là bên đại lý cho tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối
xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối và được hưởng thù lao đại lý.
-
Chỉ được ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho một (01) tổng đại lý hoặc một
(01) thương nhân phân phối xăng dầu hoặc một (01) thương nhân đầu mối. Nếu tổng
đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối đó không
kinh doanh nhiên liệu sinh học, đại lý được ký thêm hợp đồng làm đại lý cho một
(01) tổng đại lý hoặc một (01) thương nhân phân phối xăng dầu hoặc một (01)
thương nhân đầu mối khác chỉ để kinh doanh nhiên liệu sinh học.
-
Thương nhân đã ký hợp đồng làm đại lý cho tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối
xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối, không được ký thêm hợp đồng làm đại lý cho tổng
đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối khác. Đại
lý phải nằm trong hệ thống phân phối của tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối
xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối và chịu sự kiểm soát của thương nhân đó.
-
Chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, giá xăng dầu niêm yết, bán ra theo
quy định.
-
Thực hiện chế độ ghi chép chứng từ phù hợp với hình thức kinh doanh là đại lý
theo quy định của Bộ Tài chính.
-
Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường
trong quá trình hoạt động kinh doanh.
-
Ngoài việc treo biển hiệu của thương nhân theo quy định hiện hành, nếu sử dụng
tên thương mại, biểu tượng (lô gô), nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại của thương
nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu, phải thực hiện bằng hợp đồng
phù hợp với Luật Sở hữu trí tuệ.
-
Phải đăng ký thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu của
thương nhân với Sở Công Thương địa phương nơi cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ
điều kiện bán lẻ xăng dầu cho cửa hàng đó.
-
Phải đăng ký hệ thống phân phối với Sở Công Thương địa phương nơi thương nhân
có hệ thống phân phối. Phải gửi thông tin hệ thống phân phối của mình cho bên
giao đại lý là tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân
đầu mối để đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
-
Phải xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng.
Trách
nhiệm đăng ký hệ thống phân phối, ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu.. của đại
lý bán lẻ xăng dầu được quy định tại Điều 10 Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24
tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương (được sửa đổi, bổ sung tại Thông
tư số 17/2021/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
- Đăng ký hệ thống phân phối xăng dầu của đại lý bán
lẻ với bên giao đại lý và Sở Công Thương nơi thương nhân có hệ thống phân phối trước
ngày 05 tháng 01 hàng năm theo Mẫu số 1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông
tư này. Khi có sự thay đổi trong hệ thống phân phối xăng dầu của đại lý bán lẻ,
trong
thời hạn mười (10) ngày làm việc từ khi có sự thay đổi, thương nhân là đại lý bán lẻ
phải gửi đăng ký điều chỉnh về bên giao đại lý và Sở Công Thương nơi thương
nhân có hệ thống phân phối.
- Ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu theo quy định
tại Điều 21 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP. Đại lý phải thanh lý hợp đồng đại lý với bên giao đại lý hiện tại
trước khi ký hợp đồng làm đại lý cho bên giao đại lý khác.
- Bảo đảm cung ứng liên tục xăng dầu ra thị trường và không
được bán cao hơn giá bán lẻ do thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối
xăng dầu quy định.
- Từ chối tiếp nhận xăng dầu của bên giao đại lý trong trường
hợp có cơ sở khẳng định xăng dầu không bảo đảm chất lượng.
Quy định xử phạt về kinh doanh xăng dầu: Trường hợp đại lý bán lẻ xăng dầu không chấp hành đúng quy định pháp luật
về kinh doanh xăng dầu, tùy theo hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định từ Điều 14 đến Điều 35 Nghị định số 99/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí (được sửa đổi, bổ sung
tại Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ).