Tình hình Công nghiệp - Thương mại Bình Thuận tháng 3 và quý I năm 2024
Lượt xem: 287
Tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp ước tháng 3 và quý I/2024 với mức tăng khá so với cùng kỳ.  Tình hình thương mại của tỉnh đã trở lại bình thường, hoạt động du lịch vẫn thu hút được lượng khách đến vui chơi nghỉ dưỡng nhưng lượng khách đến giảm so với tháng trước. 

1. Công nghiệp 

Tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp ước tháng 3 và quý I/2024 với mức tăng khá so với cùng kỳ. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng với mức thấp; ngành sản xuất và phân phối điện tiếp tục tăng cao, góp phần lớn cho mức tăng chung toàn ngành công nghiệp.

1.1. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP):

Trong tháng ước tăng cao 25,4% so với tháng trước và tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó ngành công nghiệp khai khoáng giảm 17,2%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 1,1%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 8,9%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6%.

Tính chung quý I/2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó ngành công nghiệp khai khoáng giảm 18,3%, giảm do cùng kỳ khai thác đá cát sỏi làm tuyến đường cao tốc; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 1,4%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 17,5%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,9%.

anh tin bai

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) trong tháng ước đạt 3.868,8 tỷ đồng, tăng 18,1% so với tháng trước và tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Quý I/2024 ước đạt 10.546,8 tỷ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: công nghiệp khai khoáng đạt 464,6 tỷ đồng, giảm 17,3%; công nghiệp chế biến chế tạo đạt 4.796,1 tỷ đồng, tăng 2,4%; sản xuất và phân phối điện đạt 5.218,7 tỷ đồng, tăng 17,9%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải đạt 67,4 tỷ đồng, tăng 5,7%.

1.2. Chỉ số tiêu thụ:

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tháng ước tăng 8,6% so với tháng trước và giảm 21,2% so với cùng kỳ; quý I/2024 chỉ số tiêu thụ giảm 17,6% so với cùng kỳ. Các ngành có chỉ số tiêu thụ quý I/2024 tăng như: Sản xuất đồ uống tăng 10,8%; sản xuất trang phục tăng 2,4%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 8,9%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 92,8%. Các ngành có chỉ số tiêu thụ quý I/2024 giảm như: Sản xuất chế biến thực phẩm giảm 29,8; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 6,1%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện giảm 25,2%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 15%; In, sao chép bản ghi các loại giảm 5,2%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hóa chất giảm 3,5%;…

1.3. Chỉ số tồn kho:

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tháng ước tăng 11,6% so với tháng trước và giảm 21,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so cùng kỳ: Sản xuất chế biến thực phẩm giảm 17%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 80,1%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện giảm 38,8%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 89,4%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 16%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 18,8%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) giảm 57,6%. Ngược lại cũng có ngành tăng như: Sản xuất đồ uống tăng 23,4%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 12,2%. 1.4. Chỉ số sử dụng lao động: Chỉ số sử dụng lao động tháng 3/2024 tăng 5,74% so cùng kỳ. Quý I/2024 tăng 5,70% so với cùng kỳ, trong đó ngành công nghiệp khai khoáng tăng 0,72%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,27%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 0,94%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 0,40%. Theo loại hình doanh nghiệp, chỉ số sử dụng lao động quý I/2024 của khối doanh nghiệp nhà nước giảm 4,40% so với cùng kỳ; doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 4,00%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 21,70%. 

1.5. Một số sản phẩm chủ yếu

Các sản phẩm sản xuất quý I/2024 tăng so với cùng kỳ gồm: Thủy sản đông lạnh tăng 12,2%; thủy sản khô tăng 15,4%; nước khoáng (không tính nước khoáng tinh khiết) tăng 8,4%; quần áo may sẵn tăng 0,9%; gạch các loại tăng 6,3%; nước máy sản xuất tăng 1,2%; điện sản xuất tăng 18,1%; đồ gỗ và các sản phẩm gỗ tăng 80. Sản phẩm giảm gồm: Cát sỏi các loại giảm 19,5%; đá khai thác giảm 12,5%; muối hạt giảm 63%; hạt điều nhân giảm 51,8%; sơ chế mũ cao su giảm 1,8%; thức ăn gia súc giảm 36,3%; giày, dép các loại giảm 16,8%. nước mắm giảm 4,5%.

1.6. Tình hình xu hướng sản xuất kinh doanh ngành chế biến, chế tạo:

Sản xuất kinh doanh quý I/2024 so với quý trước: Qua khảo sát các doanh nghiệp thuộc ngành chế biến chế tạo cho thấy có 28,4% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn quý trước; 31,3% đánh giá khó khăn và 40,3% số doanh nghiệp cho rằng ổn định.

Trong các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quý I/2024, có 29,8% doanh nghiệp đánh giá do nhu cầu thị trường trong nước hấp; 19,3% doanh nghiệp cho rằng thiếu nguyên nhiên vật liệu; 14% doanh nghiệp cho rằng do gặp khó khăn về tài chính; 14% doanh nghiệp cho rằng tính cạnh tranh trong nước cao; 14% doanh nghiệp cho rằng nhu cầu thị trường quốc tế thấp; 3,5% doanh nghiệp cho rằng tính cạnh tranh của hàng nhập khẩu cao; 1,8% doanh nghiệp cho rằng lãi xuất vay vốn cao và có 1,8% doanh nghiệp đánh giá lý do chính sách pháp luật của nhà nước; 1,8% không tuyển dụng được lao động heo yêu cầu.

Dự kiến tình hình sản xuất kinh doanh quý II/2024 so với quý I/2024: Có 87,6% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và tốt hơn 53,7% doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt hơn, 23,9% doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định); 22,4% dự báo khó khăn hơn.

1.7. Tình hình hoạt động của các khu công nghiệp

Trong quý I/2024, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khu công nghiệp nhìn chung ổn định. Hiện nay các khu công nghiệp có 66 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh (gồm 44 dự án có vốn trong nước và 22 dự án có vốn đầu tư nước ngoài). Có 27 cụm công nghiệp được thành lập, trong đó có 15 cụm công nghiệp đã và đang triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng. Doanh thu quý I/2024 của các doanh nghiệp khu công nghiệp ước đạt 2.400 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, đạt 25% kế hoạch năm

2. Thương mại

Sau tết Nguyên đán, tình hình thương mại của tỉnh đã trở lại bình thường, hoạt động du lịch vẫn thu hút được lượng khách đến vui chơi nghỉ dưỡng nhưng lượng khách đến giảm so với tháng trước. Tuy nhiên tính chung quý I/2024 dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ tăng 18,9%, lượng khách du lịch tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động kinh doanh vận tải ổn định đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hoá kịp thời.

Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ trong tháng đạt 8.473,5 tỷ đồng, giảm 5,6% so với tháng trước và tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, dự ước tổng mức bán lẻ hàng hoá đạt 5.626,8 tỷ đồng, giảm 3,9% so với tháng trước và tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước (nhóm lương thực, thực phẩm dự ước đạt 2.960,7 tỷ đồng, giảm 4,2% so với tháng trước và tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng may mặc dự ước đạt 220,3 tỷ đồng, giảm 8,8% so với tháng trước và tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước; nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình dự ước 444,1 tỷ đồng giảm 6,3% so với tháng trước và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước và nhóm hàng hoá khác dự ước đạt 258,9 tỷ đồng, giảm 3,2% so với tháng trước và tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước). Doanh thu các ngành dịch vụ trong tháng ước đạt 2.846,7 tỷ đồng, giảm 8,9% so với tháng trước và tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng các hoạt động vui chơi giải trí hoạt động ổn định phục vụ cho người dân địa phương và du khách.

anh tin bai

Quý I/2024 tình hình thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh diễn ra bình thường, giá cả một số mặt hàng thiết yếu ổn định. Hàng hóa tại các siêu thị, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi cũng như tại các chợ đa dạng về chủng loại, mẫu mã, lượng hàng hóa cung cấp đủ cho nhu cầu của người dân. Thị trường không có hiện tượng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý. Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ quý I/2024, ước đạt 26.571 tỷ đồng, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 17.680 tỷ đồng, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước, doanh thu các ngành dịch vụ ước đạt 8.891 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước. 

H.L - VP Sở
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập