Tình hình Công nghiệp - Thương mại Bình Thuận tháng 8 và 8 tháng năm 2024
Tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển và duy trì tốc độ tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước ở 04 nhóm ngành. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu gặp nhiều khó khăn, xuất khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tăng so với cùng kỳ.
1. Công nghiệp
Tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng trên địa bàn tỉnh tiếp tục
phát triển và duy trì tốc độ tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước ở 04 nhóm ngành.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) trong tháng ước tăng 22,34% so
với tháng trước và tăng 15,69% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Ngành công
nghiệp khai khoáng tăng 11,19% so với cùng kỳ năm trước; ngành công nghiệp chế
biến chế tạo tăng 8,94%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi
nước và điều hòa không khí tăng 18,75%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý
và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,94%.
Tính chung 8 tháng năm 2024, chỉ số IIP tăng 7,82% so với cùng kỳ. Trong đó,
tăng ở 03 nhóm ngành: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,01%; ngành sản
xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng
9,2%; ngành cung cấp nước hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng
8,42%; ngành khai khoáng giảm 6,3%.
* Một số sản phẩm chủ yếu
Các sản phẩm sản xuất 8 tháng năm 2024 tăng so với cùng kỳ gồm: Thủy sản
đông lạnh tăng 8,79%; muối hạt tăng 35,69%; hạt điều nhân tăng 15,77%; nước
khoáng (không tính nước khoáng tinh khiết) tăng 13,15%; quần áo may sẵn tăng
5,25%; nước máy sản xuất tăng 6,66%; điện sản xuất tăng 9,33%; đồ gỗ và các sản
phẩm gỗ tăng 50,09%; giày, dép các loại tăng 47,8%. Sản phẩm giảm gồm: Cát sỏi
các loại giảm 21,06%; đá khai thác giảm 4,39%; thủy sản khô giảm 25,58%; gạch
các loại giảm 12,74%; nước mắm giảm 17,09%; sơ chế mũ cao su giảm 12,74%;
thức ăn gia súc giảm 20,61%.
* Chỉ số sử dụng lao động
Chỉ số sử dụng lao động trong tháng tăng 0,22% so với tháng trước và tăng
8,18% so cùng kỳ; lũy kế 8 tháng năm 2024 tăng 7,36%; trong đó ngành công nghiệp
khai khoáng giảm 2,67%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,55%; ngành
sản xuất và phân phối điện giảm 1,24%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác
thải, nước thải tăng 2,41%.
Theo loại hình doanh nghiệp, chỉ số sử dụng lao động trong tháng của khối
doanh nghiệp nhà nước giảm 4,57% so với cùng kỳ; doanh nghiệp ngoài quốc doanh
tăng 6,88%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 20,13%.
* Tình hình hoạt động của các khu công nghiệp (KCN)
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
tiếp tục được duy trì ổn định. Doanh thu tháng 7/2024 ước đạt 750 tỷ đồng, lũy kế
ước đạt 5.590 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ, đạt 62,3% kế hoạch năm; kim
ngạch xuất khẩu ước đạt 20 triệu USD, lũy kế ước đạt 150 triệu USD, tăng 14,7%
so với cùng kỳ, đạt 60% kế hoạch năm; nộp ngân sách ước đạt 20 tỷ đồng, lũy kế
ước đạt 155 tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ, đạt 60,7% kế hoạch năm.
2. Thương mại
Tình hình thương mại của tỉnh trong tháng hoạt động ổn định. Hàng hóa dồi
dào đáp ứng nhu cầu người dân, khách du lịch. Hoạt động du lịch diễn ra khá nhộn
nhịp, vẫn đang mùa du lịch hè thu hút nhiều du khách đến du lịch và nghỉ dưỡng.
Dịch vụ lữ hành hoạt động ổn định; các nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống, dịch
vụ vui chơi giải trí tăng cường phục vụ cho người dân địa phương và du khách. Hoạt
động kinh doanh vận tải đường bộ ổn định đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách
và hàng hóa; vận tải đường thuỷ diễn ra thông suốt phục vụ cho du khách và người
dân đảo Phú Quý.
Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ trong tháng
đạt 9.277,9 tỷ đồng, tăng 1,62% so với tháng trước và tăng 12,35% so với cùng kỳ
năm trước. Trong đó, dự ước tổng mức bán lẻ hàng hoá đạt 5.665,6 tỷ đồng, tăng
0,93% so với tháng trước và tăng 10,38% so với cùng kỳ năm trước (nhóm lương
thực, thực phẩm dự ước đạt 2.840,8 tỷ đồng, tăng 0,60% so với tháng trước và tăng
11,43% so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng may mặc dự ước đạt 217,6 tỷ đồng,
tăng 3,28% so với tháng trước và tăng 0,93% so với cùng kỳ năm trước; nhóm đồ
dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình dự ước 478,5 tỷ đồng, tăng 0,53% so với tháng
trước và tăng 9,42% so với cùng kỳ năm trước và nhóm hàng hoá khác dự ước đạt
301,1 tỷ đồng, tăng 2,01% so với tháng trước và tăng 20,44% so với cùng kỳ năm
trước). Doanh thu lưu trú, ăn uống và lữ hành trong tháng ước đạt 2.416,1 tỷ đồng,
tăng 2,08% so với tháng trước và tăng 15,94% so với cùng kỳ. Doanh thu các ngành
dịch vụ khác trong tháng ước đạt 1.196,2 tỷ đồng, tăng 4,06% so với tháng trước và
tăng 14,85% so với cùng kỳ năm trước (dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí ước
đạt 688,4 tỷ đồng, tăng 4,03% so với tháng trước và tăng 22,26% so với cùng kỳ
năm trước; dịch vụ khác ước đạt 296,3 tỷ đồng, tăng 4,77% so với tháng trước và
tăng 11,09% so với cùng kỳ năm trước).
Lũy kế 8 tháng năm 2024 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành
dịch vụ ước đạt 71.419,1 tỷ đồng, tăng 14,27% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó
tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 45.461,9 tỷ đồng, tăng 15,08% so với cùng kỳ;
doanh thu lưu trú, ăn uống và lữ hành ước đạt 16.578,8 tỷ đồng, tăng 8,01% so với
cùng kỳ; doanh thu các ngành dịch vụ khác ước đạt 9.378,4 tỷ đồng, tăng 22,65% so
với cùng kỳ.
3. Xuất nhập khẩu
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu gặp nhiều khó khăn, xuất khẩu hàng hóa
8 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tăng so với cùng kỳ (tăng 5,83%); mặt hàng
sản phẩm gỗ, giày dép, hàng hóa khác có mức tăng khá. Kim ngạch nhập khẩu ước
tăng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như
thủy sản và nông sản giảm so với cùng kỳ (giảm lần lượt 6,89% và 6,69%).
- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng ước đạt 71,6 triệu USD, tăng 6,4%
so với tháng trước và tăng 14,97% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó nhóm hàng
thủy sản ước đạt 17,09 triệu USD, tăng 2,49% so với tháng trước và tăng 0,16% so
với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng nông sản ước đạt 2,1 triệu USD, tăng 16,39% so với tháng trước và tăng 85,28% so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng hóa khác ước
đạt 52,37 triệu USD, tăng 7,37% so với tháng trước và tăng 18,87% so với cùng kỳ
năm trước. Lũy kế 8 tháng năm 2024 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 483,5
triệu USD, tăng 5,83% so với cùng kỳ, trong đó: hàng thủy sản ước đạt 127,0 triệu
USD, giảm 6,89%; hàng nông sản ước đạt 9,2 triệu USD, giảm 6,69%; hàng hóa
khác ước đạt 347,3 USD, tăng 11,81%.
+ Xuất khẩu trực tiếp 8 tháng năm 2024 ước đạt 479,0 triệu USD, tăng 6,23%
so với cùng kỳ năm trước. Thị trường Châu Á tăng 11,21%; thị trường Đông Á (chủ
yếu Nhận Bản, Hàn Quốc và Đài Loan) tăng nhẹ; thị trường Châu Âu tăng 27,7%;
tuy nhiên thị trường Đông Âu giảm mạnh (giá trị chỉ đạt 31,59% so cùng kỳ), thị
trường Châu Mỹ (chủ yếu Mỹ và Canada) giảm 16,02%, Châu Phi và Châu Đại
Dương đều giảm giá trị ở những tháng đầu năm. Một số nước xuất khẩu chủ yếu
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch của tỉnh như: Nhật Bản (mặt hàng chủ yếu
như tôm, cá, thủy sản khác, dệt may...), Đài Loan (mặt hàng chủ yếu như bộ quần
áo, thủy sản khác…), Mỹ (mặt hàng chủ yếu như giày dép, thủy sản…), Belizơ (chủ
yếu là mặt hàng đế giày các loại), Trung Quốc (mặt hàng chủ yếu như thủy sản, giày
dép, các loại quặng…), Côlômbia (mặt hàng giày dép, mực tươi), Campuchia và
Philippin (chủ yếu là mặt hàng nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi).
+ Ủy thác xuất khẩu 8 tháng năm 2024 ước đạt 4,44 triệu USD, giảm 24,95%
so với cùng kỳ năm trước. Mặt hàng ủy thác chủ yếu: hàng thủy sản (giảm 14,12%),
hàng dệt may (25,88%).
- Kim ngạch nhập khẩu trong tháng ước đạt 136,9 triệu USD, tăng 17,01% so
với tháng trước và tăng 26,62% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 8 tháng năm 2024
ước đạt 905,0 triệu USD, tăng 18,73% so với cùng kỳ năm trước. Chủ yếu vẫn là
nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu, hàng thủy sản, nguyên liệu dệt may, da
giày, hạt điều thô, ...
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh