Sở Công Thương tổ chức làm việc với địa phương và các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
Lượt xem: 151
             Nhằm triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02/01/2024 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm trên địa bàn tỉnh; Sở Công Thương đã tổ chức làm việc với địa phương và các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Nội dung làm việc chủ yếu liên quan đến diễn biến thị trường cung cầu hàng hóa, bảo đảm nhu cầu hàng hóa lưu thông thông suốt trước, trong và sau Tết Nguyên đán; triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, chương trình bình ổn thị trường, kết nối cung cầu, thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

anh tin bai(Hàng hóa trang trí Tết tại Trung tâm thương mại Lotte Việt Nam – Chi nhánh Bình Thuận)

Theo Kế hoạch số 5024/KH-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về dự trữ hàng hóa thiết yếu bình ổn thị trường trước, trong và sau tết Nguyên đán; doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn gồm:

(1) Chi nhánh Công ty CP Thương mại Bách Hóa Xanh tại Bình Thuận: 253,3 tỷ đồng.

(2) Siêu thị Co.opMart Phan Thiết: 50,1 tỷ đồng.

(3) Siêu thị Co.opMart La Gi: 18,13 tỷ đồng.

(4) Siêu thị Co.opMart Phan Rí Cửa: 10,7 tỷ đồng.

(5) Công ty CP Trung tâm thương mại Lotte Việt Nam – Chi nhánh Bình Thuận: 13,43 tỷ đồng.

(6) Chi nhánh Công ty CP Lương thực Nam Trung Bộ: 01 tỷ đồng.

(7) Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Tùng Loan: 10 tỷ đồng;

(8) Trung tâm Dịch vụ miền núi: căn cứ vào tình hình thực tế thực hiện của những năm trước, năm nay Trung tâm dự kiến chi tạm ứng cho hệ thống 11 cửa hàng và 04 đại lý trực thuộc đóng chân tại 11 xã thuần và các thôn dân tộc thiểu số xen ghép trên địa bàn tỉnh để chủ động mua hàng hóa bán phục vụ Tết Đầu lúa và Tết Nguyên đán với số tiền dự kiến từ 30 đến 50 triệu đồng/đại lý, từ 50 triệu đến 100 triệu đồng/cửa hàng (tổng số tiền dự kiến các cửa hàng, đại lý tự mua sắm hàng hóa khoảng trên 500 triệu đồng).

Giá bán hàng bình ổn của các doanh nghiệp tham gia chương trình ổn định, thấp hơn từ 05-10% so với giá thị trường tại cùng thời điểm của sản phẩm có cùng quy cách, chất lượng. Hàng hóa tham gia Chương trình bình ổn thị trường tập trung vào các mặt hàng như: lương thực, thực phẩm chế biến, thực phẩm tươi sống, rau củ quả có tính thiết yếu và nhu cầu sử dụng lớn, như: gạo, nếp, thịt gia súc, gia cầm, trứng, đường, sữa, dầu ăn, mì tôm, rau củ quả, muối Iốt...

Qua qua theo dõi, làm việc với các địa phương và doanh nghiệp cho thấy tình hình thị trường toàn tỉnh nhìn chung diễn biến bình thường. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong tỉnh chuẩn bị tốt hàng hóa phục vụ Tết với lượng hàng phong phú, chất lượng đảm bảo, hàng hóa lưu thông trên thị trường chủ yếu hàng Việt Nam sản xuất, mẫu mã đẹp, kiểu dáng đa dạng được người dân tin dùng, lựa chọn. Dự kiến sức mua hàng hóa tăng 20 - 25% so với các tháng thường, thời gian mua sắm của người dân sẽ tập trung cao điểm từ ngày 24 đến 30 tháng Chạp. Nhu cầu hàng hóa sẽ tập trung vào các mặt hàng thực phẩm tươi sống, các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng Việt Nam chất lượng cao, hoa cây cảnh phục vụ trang trí Tết./.

Phòng QLTM (Minh Xuân)
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập