Lấy ý kiến Dự thảo Nghị định của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (thay thế Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP).
Lượt xem: 1771

Thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước, Công văn số 6353/VPCP-CN ngày 24 tháng 9 năm 2022 của Văn phòng Chính phủ về việc điều chỉnh tiến độ hoàn thành xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (CCN) và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Dự thảo Nghị định của Chính phủ về quản lý, phát triển CCN (thay thế Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP).

Hiện nay, công tác quản lý CCN đang được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP và pháp luật liên quan. Việc ban hành, tổ chức thực hiện các Nghị định nêu trên đã tạo hành lang pháp lý thống nhất thực hiện trong cả nước từ quy hoạch, thành lập, đầu tư xây dựng hạ tầng, thu hút đầu tư, hoạt động trong CCN; chấn chỉnh việc phát triển CCN tự phát trước đây, thu hút được các nhà đầu tư hạ tầng và đầu tư thứ cấp vào CCN. Công tác quản lý, đầu tư phát triển CCN nhìn chung được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo theo trình tự, quy định của pháp luật. Nhiều địa phương đã ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế quản lý, Quy hoạch phát triển và chính sách hỗ trợ CCN trên địa bàn. Việc quy hoạch, phát triển CCN đã tạo thuận lợi trong tiếp cận chính sách về đất đai, đáp ứng nhu cầu mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã, cơ sở sản xuất hộ gia đình. Các CCN trên cả nước thu hút được trên 13.000 dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 759.600 lao động, góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại khu vực nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp; các CCN còn góp phần tích cực trong việc di dời các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hộ gia đình ra khỏi khu dân cư, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, trong quản lý, phát triển CCN còn một số khó khăn, tồn tại, như: Tiến độ đầu tư, hoàn thiện hạ tầng các CCN nhìn chung còn chậm, trông chờ vào ngân sách; thu hút doanh nghiệp làm chủ đầu tư hạ tầng các CCN tại nhiều địa phương, nhất là địa phương vùng miền núi, vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn; vấn đề môi trường chưa được cải thiện rõ rệt; thủ tục hành chính thực hiện dự án đầu tư hạ tầng và dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong CCN chưa được cải cách đáng kể gây tốn kém thời gian, nguồn lực của doanh nghiệp; một số nội dung quản lý còn thiếu đồng bộ với pháp luật hiện hành, hoặc chưa có quy định hướng dẫn rõ.

Trên cơ sở tổng hợp kết quả đánh giá 5 năm thực hiện Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và 2 năm thực hiện Nghị định số 66/2020/NĐ-CP của các Bộ liên quan, các địa phương, ý kiến của các đại biểu tại 2 Hội nghị về cơ chế, chính sách quản lý, phát triển CCN tổ chức tại 2 khu vực (Bắc, Nam) vào tháng 11 năm 2022, công tác theo dõi, quản lý CCN thời gian qua, Bộ Công Thương báo cáo một số khó khăn, vướng mắc cụ thể cần kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, tháo gỡ trong thời gian tới.

Chính vì vậy, việc xây dựng, ban hành Nghị định của Chính phủ về quản lý, phát triển CCN (thay thế Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP) nhằm tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển CCN một cách hiệu quả, chặt chẽ, hỗ trợ tối đa cho DN đầu tư kinh doanh theo chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, khắc phục những bất cập của các quy định hiện hành về quản lý CCN.

(đính kèm Dự thảo Nghị định của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp) Kem%20theo%20Du%20thao%20ND.doc
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập