Tại dự thảo Nghị định về kinh doanh khí, Bộ Công
Thương đề xuất quy định chung về an toàn đối với cơ sở kinh doanh khí.
Đáng chú
ý trong Dự thảo nêu rõ các quy định chung về an toàn đối với cơ sở kinh doanh
khí:
1.
Thương nhân sản xuất, chế biến khí; thương nhân xuất, nhập khẩu khí; thương
nhân kinh doanh mua bán khí; thương nhân kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)
chai/LPG chai mini; thương nhân sản xuất, sửa chữa chai LPG; thương nhân sản xuất
chai LPG mini; trạm nạp khí, trạm cấp khí, trạm nén CNG; thương nhân kinh doanh
dịch vụ cho thuê bồn chứa khí, kho chứa LPG chai, phải xây dựng chương trình quản
lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trình cơ quan
có thẩm quyền chấp thuận.
Trường hợp
cơ sở kinh doanh khí bao gồm nhà xưởng sản xuất, chế biến, cảng xuất nhập, kho
chứa, trạm nạp, trạm cấp liền kề nhau và cùng một chủ sở hữu thì Chương trình
quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp được lập
chung cho cơ sở.
2. Hàng
năm, các cơ sở kinh doanh khí phải thực hiện diễn tập các phương án trong kế hoạch
ứng cứu khẩn cấp đã được phê duyệt.
3. Phải
có đầy đủ quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố và quy định về an toàn được
lãnh đạo cơ sở phê duyệt.
4. Các
máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định kỹ
thuật an toàn lao động theo quy định.
5.
Phương tiện, thiết bị đo lường phải được kiểm định hoặc hiệu chuẩn theo quy định
của pháp luật về đo lường.
6. Phải
đảm bảo khoảng cách an toàn giữa các thiết bị, công trình đến hàng rào ranh giới
của cơ sở hoặc những nơi cần bảo vệ theo quy định.
7. Đảm bảo
các quy định về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
8. Những
người có liên quan đến việc quản lý, người lao động làm việc tại cơ sở kinh
doanh khí, kể cả người điều khiển phương tiện vận chuyển khí phải được huấn luyện
về kỹ thuật an toàn.
9. Cơ sở
kinh doanh khí tự tổ chức huấn luyện hoặc thuê tổ chức huấn luyện thực hiện việc
huấn luyện kỹ thuật an toàn cho người lao động. Việc thực hiện huấn luyện kỹ
thuật an toàn định kỳ được thực hiện 02 năm/lần.
Không được
vận chuyển LPG chai cùng với người trong thang máy, trừ người trực tiếp vận
chuyển
Bên cạnh
đó, dự thảo cũng nêu rõ các quy định về an toàn trong vận chuyển, giao nhận LPG
chai tới khách hàng sử dụng:
Xe gắn
máy (hai bánh) vận chuyển LPG chai phải có giá đỡ chắc chắn, chai phải luôn ở vị
trí thẳng đứng, van chai hướng lên trên.
Không được
vận chuyển LPG chai cùng với người trong thang máy, trừ người trực tiếp vận
chuyển.
Khi cung
cấp LPG chai cho khách hàng sử dụng, cửa hàng LPG phải cung cấp cho khách hàng
01 bản phiếu giao hàng và có 01 bản lưu tại cửa hàng, trong đó phải có các
thông tin tối thiểu: chủ sở hữu, loại chai, số sê ri chai, hạn kiểm định trên
chai, nơi nhập chai chứa cho cửa hàng, tên và địa chỉ khách hàng sử dụng, ngày
giao chai cho khách hàng, tên, địa chỉ và điện thoại liên hệ của cửa hàng.
Khi giao
nhận phải kiểm tra độ kín của van chai, các đầu nối và ống mềm sau khi lắp đặt
mới hoặc thay chai LPG xong, có sự chứng kiến quá trình kiểm tra và ký tên xác
nhận vào biên bản giao nhận của khách hàng sử dụng.
Góp ý dự
thảo