Kế hoạch khắc phục những hạn chế, thiếu sót có liên quan đến kết quả đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022 của tỉnh; nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
Lượt xem: 109
Ngày 04 tháng 01 năm 2024, Chủ tịch  Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành  công văn số 35/UBND-NCKSTTHC  về việc tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, có thông tin về điểm đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh  đạt 61.31/100 điểm ,  tăng 1.41 điểm  nhưng  giảm 10 bậc so với năm 2021, một số nội dung không đạt điểm hoặc đạt điểm thấp so với Bộ chỉ số của Thanh tra Chính phủ; đồng thời, yêu cầu đề ra biện pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót, nhất là các tiêu chí không đạt điểm hoặc thấp điểm trong kết quả chấm điểm phòng, chống tham nhũng năm 2022 do Thanh tra Chính phủ công bố; nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Sở Công Thương ban hành Kế hoạch số 51/KH-SCT ngày 05 tháng 01 năm 2024 để làm cơ sở triển khai thực hiện.

Việc ban hành Kế hoạch nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót, nhất là các tiêu chí không đạt điểm hoặc điểm thấp có liên quan đến ngành trong kết quả chấm điểm phòng, chống tham nhũng năm 2022 của tỉnh, góp phần cải thiện điểm số về đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh hàng năm. Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại cơ quan, đơn vị.

Nội dung Kế hoạch tập trung vào 06 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực tại cơ quan, đơn vị.

Thứ hai, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo của cấp trên về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thứ ba, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng, ngừa tham nhũng, như: công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị; xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn, trong đó cần chú trọng đến công tác kiểm soát xung đột lợi ích; chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn; đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt; tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập đối với công chức, viên chức thuộc đối tượng kê khai; công khai bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định pháp luật.

Thứ tư, hàng năm xây dựng và tổ chức thực hiện công tác tự kiểm tra nội bộ; nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Tiếp nhận, xử lý và giải quyết kịp thời phản ánh, tố cáo về hành vi tham nhũng; bảo vệ người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng theo quy định pháp luật.

Thứ năm, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong chỉ đạo việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng. Tùy tính chất, mức độ vi phạm để đề xuất xử lý kịp thời hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực tại cơ quan, phòng, đơn vị do mình quản lý theo quy định; đồng thời, có hình thức xử lý nghiêm đối với trường hợp được xác định có vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

 Cuối cùng, cần phát huy vai trò của Công đoàn cơ sở Sở trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo của cấp trên về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để đoàn viên biết, thực hiện theo quy định; khuyến khích đoàn viên tham gia giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng và phản ánh các hành vi tham nhũng, tiêu cực.

T.D - Thanh tra Sở
Tin khác
1 2 3 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập