Triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TU, ngày 31/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận
Lượt xem: 5495
Để góp phần khắc phục những khuyết điểm, hạn chế được nêu tại Chỉ thị số 32-CT/TU, ngày 31/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; đồng thời, tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí  (PCTN, TC, LP)  trong thời gian tới. Sở Công Thương ban hành công văn số 2337/SCT-TTr ngày 12/9/2023 cụ thể hóa các nội dung tại Chỉ thị để triển khai thực hiện phù hợp với tình hình cơ quan, đơn vị.

         Theo đó, Sở đã xác định 08 nhóm nội dung, nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhằm thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 32-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác PCTN, TC, LP; về chấn chỉnh tác phong, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính cho đội ngũ đảng viên, công chức, viên chức, người lao động. Chấn chỉnh, đấu tranh loại bỏ tư tưởng lo ngại việc đẩy mạnh công tác PCTN, TC sẽ làm “nhụt ch픓chùn bước” những người dám nghĩ, dám làm, phát sinh tư tưởng làm việc “cầm chừng, phòng thủ” trong một bộ phận công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, gây cản ngại đến sự phát triển của ngành. Thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương của đảng viên, trước hết là đồng chí bí thư cấp ủy và người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện công tác PCTN, TC, LP. Bằng hình thức phù hợp, phổ biến quán triệt nội dung Chỉ thị số 32-CT/TU, ngày 31/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến toàn thể đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong ngành biết, thực hiện.

Thứ hai, thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý đội ngũ đảng viên, công chức, viên chức và người lao động thực hiện nghiêm túc các quy định về chuẩn mực đạo đức, văn hóa công sở, nhất là thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp; Quyết định số 174/QĐ-SCT ngày 01/7/2022 của Giám đốc Sở về việc ban hành Quy chế Văn hóa công sở của Sở Công Thương. Rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh nội dung, quy chế, quy trình làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, chú ý các lĩnh vực, hoạt động dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Tổ chức quán triệt, triển khai các quy định về phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ; cụ thể hóa trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Thứ ba, tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của ngành, nhất là lĩnh vực nhạy cảm dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, tránh gây thất thoát, lãng phí. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc nâng cao các chỉ số PAR Index, SIPAS, PCI, PAPI, gắn với thực hiện tốt chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 18/3/2022 của Tỉnh ủy. Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, kiên quyết ngăn chặn và xử lý kịp thời, có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà của công chức, viên chức trong quá trình giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp.

Thứ tư, định kỳ hàng năm, Thanh tra Sở tiến hành thanh tra việc thực hiện công tác PCTN, TC, LP đối với đơn vị, cá nhân thuộc Sở. Văn phòng Sở, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tiến hành công tác tự kiểm tra nội bộ tại cơ quan, đơn vị. Nội dung thanh tra, kiểm tra cần tập trung vào những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực như: tài chính, đầu tư công, công tác cán bộ, việc thực hiện chế độ tự chủ trong đơn vị sự nghiệp công lập… Quá trình thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực phải kịp thời chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan cảnh sát điều tra để thụ lý, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật, không chờ kết thúc quá trình thanh tra, kiểm tra.

Thứ năm, kịp thời xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình trực tiếp lãnh đạo, quản lý nhưng không chủ động phát hiện, xử lý; nhất là các trường hợp bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực, can thiệp, gây cản trở việc xử lý tham nhũng, tiêu cực của các cơ quan chức năng có liên quan.

Thứ sáu, phát huy tốt vai trò của Công đoàn cơ sở Sở trong tham gia công tác đấu tranh PCTN, TC. Tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên tích cực tham gia giám sát, phát hiện, phản ánh, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng, tiêu cực cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý; tích cực cung cấp thông tin tham nhũng, tiêu cực qua Hộp thư điện tử tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị về tham nhũng, tiêu cực của Ban Chỉ đạo PCTN, TC tỉnh (banchidaopctntc@binhthuan.gov.vn).

Thứ bảy, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; quan tâm chế độ, chính sách động viên, khuyến khích, khen thưởng cá nhân trong việc tố giác hành vi tham nhũng, tiêu cực cho phù hợp.

Cuối cùng là  tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy, đảm bảo cơ sở vật chất, gắn với xây dựng đội ngũ công chức, viên chức “liêm chính, đủ năng lực, dám nghĩ, biết làm, có bản lĩnh, không sợ trù dập, kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực” nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ PCTN, TC trong tình hình hiện nay. Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo quản lý, ý thức trách nhiệm của đảng viên, công chức, viên chức; kết quả thực hiện công tác PCTN, TC trong sinh hoạt của cấp ủy, tổ chức đảng.


T.D - Thanh tra Sở
Tin khác
1 2 3 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập