Kế hoạch kiểm soát xung đột lợi ích năm 2024
Lượt xem: 550
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng  (được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ);  ngày 04 tháng 01 năm 2024, Sở Công Thương đã ban hành Kế hoạch số 37/KH-SCT về kiểm soát xung đột lợi ích năm 2024.

Việc ban hành Kế hoạch nhằm mục đích nâng cao ý thức trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, phòng, đơn vị trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác kiểm soát xung đột lợi ích. Tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của công chức, viên chức và người lao động trong công tác kiểm soát xung đột lợi ích và phòng, chống tham nhũng.

Để thực hiện tốt công tác kiểm soát xung đột lợi ích, Sở Công Thương đã xác định 04 nhóm nội dung cần tập trung triển khai thực hiện như sau:

 Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng và kiểm soát xung đột lợi ích.

Hai là, thực hiện việc công khai, minh bạch quá trình hoạt động và thực hiện các giải pháp phòng, ngừa theo quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng và văn bản pháp luật có liên quan về kiểm soát xung đột lợi ích; tăng cường giám sát, kiểm soát, đánh giá, kịp thời nắm bắt các trường hợp có nguy cơ, dấu hiệu về xung đột lợi ích của công chức, viên chức và người lao động; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích theo quy định tại Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 134/2021/NĐ-CP của Chính phủ).

Ba là, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, Trưởng các phòng, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại trong công tác kiểm soát xung đột lợi ích; chủ động tự kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp có dấu hiệu, nguy cơ về xung đột lợi ích của công chức, viên chức theo quy định tại Điều 23 Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 134/2021/NĐ-CP của Chính phủ). Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; tạo điều kiện, khuyến khích đảng viên, công chức, viên chức và người lao động tham gia phát hiện hành vi, dấu hiệu, nguy cơ về xung đột lợi ích.

Bốn là, khi phát hiện có xung đột lợi ích và nếu thấy việc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, công vụ không bảo đảm tính đúng đắn, khách quan, trung thực thì phải xem xét, áp dụng một trong các biện pháp xử lý xung đột lợi ích theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật Phòng, chống tham nhũng và quy định từ Điều 31 đến Điều 35 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 134/2021/NĐ-CP của Chính phủ).

T.D - Thanh tra Sở
Tin khác
1 2 3 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập